Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 9 là giai đoạn cuối để chuẩn bị chào đón con chào đời. Hãy cùng tìm hiểu xem những thay đổi của mẹ, của thai sẽ như thế nào trong giai đoạn cuối thai kỳ này và mẹ bầu cần chuẩn bị những gì nhé!

Mang thai tháng thứ 9 – Giai đoạn cuối thai kỳ

Ở giai đoạn gần cuối của thai kỳ (tuần 33-36 của thai), sự phát triển của thai và cơ thể của mẹ cũng có những chuyển biến lớn. Cùng xem qua một số lưu ý khi mẹ bầu đã bước qua tháng thứ 9 của giai đoạn mang thai nhé!

giai-doan-thai-ky-thang-thu-9

#1 Sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai ở tuần 33 với phần xương hộp sọ di chuyển và hơi chồng lên nhau, giúp thai di chuyển dễ dàng hơn qua ống sinh. Xương hộp sọ của thai cũng hoàn thiện dần, não bộ và mô cũng phát triển.
Sang tuần 34, lớp mỡ dưới da cũng dày lên, giúp bé điều chỉnh được thân nhiệt sau khi sinh ra. Hệ thần kinh trung ương của thai cũng toàn diện hơn, phổi tiếp tục phát triển hoàn thiện.

Ở tuần 35, thai lớn cả khối lượng và chiều dài, các cơ quan gần như toàn diện và đầy đủ, gan bắt đầu hoạt động. 

Tuần 36, thai có trọng lượng khoảng 2.400gr, chiều dài khoảng 45cm và những bộ phận trên cơ thể hoàn chỉnh, kể cả phổi. Thai cũng bắt đầu rụng dần lông tơ và bã nhờn.

#2 Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Khi thai sang tháng thứ 9 đã phát triển lớn, mẹ sẽ thường xuyên thấy những cơn đau nhẹ, tê đầu ngón tay, cổ tay và bàn tay. Lúc này, cơ thể cũng nặng nề hơn nên mẹ bầu cần chú ý không nên đứng lên đột ngột khi đang ngồi hoặc nằm, như vậy sẽ làm máu dồn xuống 2 bàn chân làm tụt huyết áp tạm thời.

Thai lớn cũng chèn ép cơ quan nội tạng nên mẹ thường bị ợ nóng, đau dạ dày hay ăn uống không còn thoải mái. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm khi thai di chuyển gần hơn về xương chậu nhưng lúc này mẹ sẽ thấy hơi đau ở phần xương chậu này.

>>> Khi thai lớn và sắp đến ngày sinh, tâm lý mẹ bầu đa phần sẽ lo lắng nhưng hãy cố giữ cho mình tinh thần thoải mái nhất, ăn uống điều độ để chuẩn bị chào đón bé mẹ nhé!

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích dành cho mẹ tại đây: https://xetnghiemnipt.info/danh-cho-me/

Những thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

Ở tháng thứ 9 thai kỳ, dạ dày còn co bóp nên mẹ bầu cần ăn ít thức ăn trong mỗi bữa, kiểm soát muối và tránh ăn quá mặn để hạn chế tình trạng cơ thể phù nề. Lúc này, mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều nước để tránh dạ dày không đủ chỗ chứa thức ăn.

Trong giai đoạn này, chất xơ rất quan trọng để ngăn tăng nhu động ruột và ngừa táo bón cho mẹ bầu. Vì thế, phụ nữ mang thai tháng thứ 9 nên ăn thêm thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, khoai tây, cần tây, giá đỗ, súp lơ, rau xanh, trái cây tươi,…

Cơ thể mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin A và E, sắt, canxi, vitamin B1 để tránh được cảm giác buồn nôn, mệt mỏi và giảm được tình trạng chuyển dạ kéo dài cho mẹ.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 nên tránh các loại thực phẩm nào? Ở giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn gần sinh như thế này thì mẹ bầu nên tránh xa những chất có cồn, thức uống nhiều caffeine, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu hóa, đồ ăn sống hoặc chế biến chưa chín tới.

Bài viết tương tự: Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8

giai-doan-thai-ky-thang-thu-9(2)

Một số lưu ý cho mẹ khi mang thai tháng thứ 9

Ngoài những vấn đề cần lưu ý trong sức khỏe người mẹ và thai nhi, vấn đề dinh dưỡng thì ở giai đoạn này, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến việc:
+ Khám định kỳ hàng tuần để bác sĩ kiểm tra bụng, xác định vị trí của bé và những thay đổi trong sức khỏe của mẹ, từ đó có được tư vấn kịp thời cho mẹ chỉnh sửa phù hợp.

+ Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh sẽ thủng màng trước khi chuyển dạ, có thể là lượng nước ối rỉ ra hoặc ồ ạt nhưng dù là nhận thấy tình trạng nào cũng nên gọi ngay cho bác sĩ, đừng tự chẩn đoán tại nhà.

+ Một số triệu chứng tiền sản giật sẽ gây nguy hiểm nên chỉ cần thấy một trong các triệu chứng sau, hãy gọi ngay cho bác sĩ: Đau đầu nghiêm trọng, nhìn hoa mắt và thấy đốm nhấp nháy, nhạy cảm ánh sáng hoặc mất thị lực tạm thời, buồn nôn và nôn, đau bụng trên dữ dội.

>>> Mang thai tháng thứ 9 – Giai đoạn cuối thai kỳ sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Để sinh con khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú ý hơn đến sức khỏe của mình và của bé.

DNA TESTINGS – Chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN



    TRUNG TÂM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH DNA TESTINGS

    Trụ sở chính
    Tầng Trệt, LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP. HCM
    Hà Nội
    Toà F5, Số 112 Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
    ĐÀ NẴNG
    Số 23 -25 Cao Thắng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
    hotline

    0931879700