Bài viết về Triple Test – Chỉ số và mức an toàn sau đây sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn hoặc người thân đang có ý định thực hiện phương pháp này. Triple Test có ý nghĩa lớn nhằm phát hiện thai nhi có nguy cơ cao dị tật bẩm sinh.

Triple Test là gì? Định nghĩa

Đây là loại hình sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện nguy cơ dị tật bào thai. Phương pháp này sử dụng máu của người mẹ nhằm chẩn đoán nguy cơ rối loạn bẩm sinh thai nhi. Triple Test cho chúng ta kết quả 3 chỉ số gồm hCG, AFP và estriol.

Những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm Triple Test:

+ hCG là chỉ số một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.

+ AFP là protein được sản xuất bởi bào thai.

+ Estriol là estrogen, một dạng hormone được sản xuất bởi bào thai và nhau thai.

Thời điểm thực hiện phương pháp Triple Test

Phương pháp này thực hiện trong khoảng thời gian thai được 15-22 tuần (thời điểm lý tưởng nhất là giai đoạn thai được 16-18 tuần). Phương pháp này tầm soát được 3 căn bệnh điển hình là Trisomy 21, Trisomy 18 và căn bệnh Dị tật ống thần kinh.

cach-doc-ket-qua-triple-test

Cách thức thực hiện Triple Test

Phương pháp này được thực hiện bằng cách đo lượng AFP, β-hCG và estriol tự do trong máu của người mẹ. Sau đó, lượng này được tính toán cùng cân nặng, chiều cao của mẹ, tuổi của thai bằng phần mềm chuyên dụng nhằm đánh giá được nguy cơ mắc hội chứng Down, Edward hoặc Dị tật ống thần kinh.

Nếu như nguy cơ cao, nồng độ của những thông số này trong máu người mẹ sẽ có sự thay đổi. Nhờ thực hiện Triple Test, các bác sĩ và chuyên gia có thể đánh giá được nguy cơ dị tật thai nhi. Có thể nói, Triple Test chính là xét nghiệm nhằm khẳng định lại một lần nữa tính chính xác của phương pháp Double Test.

Xem thêm: 10 địa điểm xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Triple Test

Khi chuẩn bị thực hiện sàng lọc Triple Test, thai phụ nên có sự chuẩn bị đầy đủ như hướng dẫn sau đây để việc sàng lọc cho kết quả chính xác, tiết kiệm được thời gian:

+ Nên nhịn ăn sáng và chỉ uống nước lọc nếu thực hiện sàng lọc vào buổi sáng đó.

+ Mang theo kết quả siêu âm tuần 12 của thai kỳ để điền thông tin về tuổi, ngày siêu âm, chiều dài đầu mông, đường kính đầu, độ dày da gáy thai nhi một cách chính xác. Một số thai phụ chỉ mang kết quả siêu âm gần nhất mà không mang kết quả tuần 12 thì nên lưu ý vấn đề này (dù có kết quả ngày siêu âm gần hơn thì cũng nên mang theo kết quả siêu âm tuần 12 của thai).

+ Cần tìm hiểu trước thông tin tiền sử gia đình, người thân của mình và bên phía chồng trong vòng 3 đời có mắc những bệnh liên quan đến chất độc màu da cam, những bệnh do nhiễm hóa chất chiến tranh.

+ Tìm hiểu tiền sử họ hàng 3 đời của bản thân và của chồng về bệnh tiểu đường, bệnh Down, dị tật bẩm sinh.

>>> Để kết quả Triple Test có độ chính xác cao, thai phụ nên chuẩn bị sẵn sàng các yêu cầu trên và nên trung thực khi điền thông tin, điều này giúp ích rất nhiều cho kết quả sàng lọc.

cach-doc-ket-qua-triple-test

Cách đọc kết quả sàn lọc trước sinh theo Triple Test

Khi thực hiện xong xét nghiệm, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn từ chuyên gia và bác sĩ trong việc đánh giá kết quả. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến cách đọc kết quả để hiểu hơn về việc xét nghiệm này.

Đầu tiên, hãy kiểm tra chính xác thông tin để khẳng định kết quả đó đúng là của mình. Đồng thời, cần quan tâm đến những thông tin:

+ Giá định định lượng của AFP, hCG và uE3.

+ Chỉ số nguy cơ dị tật thai nhi dưới dạng 1/x, chỉ số này được so sánh với ngưỡng cut-off nhằm đưa ra kết luận dị tật ở thai nhi. Ngưỡng cut-off được hiểu là tỷ lệ chuẩn đánh giá khả năng dị tật bào thai. 

Ví dụ: Người mẹ có kết quả xét nghiệm cho thấy nguy cơ Down là 1/125, Edward là 1/1000. 

Ngưỡng cut-off thể hiện trong kết quả cho hội chứng Down là 1/250 và Edward là 1/100 thì thai nhi có nguy cơ bị Down cao, nguy cơ Edward thấp.

Sau khi do sánh chỉ số nguy cơ cùng giá trị cut-off, kết quả Triple Test thể hiện ở dạng kết luận như sau:

+ Nguy cơ thấp  (mẹ được xếp ở nhóm nguy cơ thấp được thực hiện thăm khám bình thường, thực hiện siêu âm đầy đủ để theo dõi tiến triển bào thai).

+ Nguy cơ cao (thai nhi có nguy cơ dị tật cao, trường hợp này các chuyên gia và bác sĩ sẽ có lời khuyên nên thực hiện thêm xét nghiệm khác để kết quả chính xác nhất).

Làm Triple test dễ gây sảy thai?

Đây là câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu hoang mang lo lắng nhưng thực chất, hình thức này là xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn nên hoàn toàn KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE MẸ VÀ BÉ, KHÔNG GÂY BIẾN CHỨNG SẢY THAI.

Bác sĩ sẽ thu thập thông tin đầy đủ từ người mẹ và lấy máu để thực hiện xét nghiệm này, không gây nguy cơ sảy thai và kết quả có độ chính xác cao, thời gian chỉ 1-2 ngày là có kết quả.

Đối tượng nào cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh Triple test

Những đối tượng sau đây nên thực hiện Triple Test nhằm sớm phát hiện nếu có bất thường thai nhi:

+ Tiền sử tiểu đường, sử dụng insulin.

+ Bị nhiễm virus trong giai đoạn mang thai.

+ Mang thai khi đã hơn 35 tuổi.

+ Tiền sử gia đình có người dị tật bẩm sinh.

+ Sử dụng thuốc hoặc chất có hại đến thai nhi trong thời gian mang thai.

+ Sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại, tiếp xúc thường xuyên hóa chất.

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích tại Dành cho mẹ

>>> Tại DNA TESTINGS, thai phụ thực hiện Triple Test sẽ có thể an tâm về mọi mặt bởi sự hỗ trợ nhanh chóng – chuyên nghiệp từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành nhiều năm kinh nghiệm. Kết quả nhanh, chính xác, chi phí thấp và bảo mật thông tin chính là ưu điểm lớn khiến nhiều khách hàng tin tưởng thực hiện xét nghiệm Triple Test tại đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN



    TRUNG TÂM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH DNA TESTINGS

    Trụ sở chính
    Tầng Trệt, LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP. HCM
    Hà Nội
    Toà F5, Số 112 Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
    ĐÀ NẴNG
    Số 23 -25 Cao Thắng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
    hotline

    0931879700